chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa

Đăng lúc: 00:00:00 16/05/2019 (GMT+7)

Vào mùa mưa, bão lũ ngập lụt không những gây tác động trực tiếp ngay lập tức đến cơ sở vật chất cuộc sống, sức khỏe tính mạng con người, mà sau đó để lại hậu quả môi trường nghiêm trọng. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Vì thế một số bệnh có nguy cơ bùng phát tạo thành dịch nguy hiểm.

 

1.Bệnh tiêu chảy: Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn ecoli và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt ăn uống. Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rô-ta-vi-rút là rất lớn và khả năng lây lan cũng mạnh, nhất là dùng nước ăn uống không hợp vệ sinh.


tải xuống.jpg

          2. Bệnh sốt xuất huyết: Sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các véc –tơ truyền bệnh phát sinh mạnh. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do vi rút thường và sốt rét. Khuyến cáo mọi người nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi.

          3. Bệnh cảm cúm và bệnh đường hô hấp: Khi bị cảm, có thể xuất hiện triệu chứng đâu đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho, nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng. Một số trường hợp, cảm lạnh và cảm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp còn có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch gây khó khăn cho việc điều trị.

          4. Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp cả người lớn và trẻ nhỏ, bẹnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không đảm bảo.

          5. Các bệnh về da: Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa…

          6. Viêm gan E: Viêm gan E à bệnh lây qua thức ăn, nước uống. vi rút viêm gan E có sức đề kháng bên ngoài môi trường rất kém, chỉ cần đun sôi khoảng 1 – 2 phút là có thể tiêu diệt được chúng. Vì vậy đảm bảo điều kiện vệ sinh ăn uống, chỗ ở rất cần thiết trong việc phòng bệnh viêm gan E.

          7. Bệnh xương khớp: thời tiết thất thường, mưa nắng bất chợt, không khí lạnh, ẩm ướt đột ngột khiến nhiều người bị đau xương khớp, co cứng cơ. Đặc biệt là khớp hông, đầu gối, vai, tay, thắt lưng. Các khớp còn có thể bị sưng, gây khó khăn khi vận động.

          Biện pháp phòng bệnh trong mùa mưa bão: Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong, sau mưa lũ. Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước thu nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. Khi lội nước nếu có thể nên đi ủng để phòng nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. Cần tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết. Vệ sinh mắt mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng bệnh.

 

                                                        Thu Hương - Ban VHTT xã

 

 

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
250501